Người suy thận có uống được nước yến không?

người suy thận có nên ăn yến không

Suy thận là căn bệnh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Không chỉ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, những người suy thận còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi chức năng lọc máu và khả năng loại bỏ chất thải của thận.

Thông thường, những người mắc bệnh suy thận phải tuân theo chế độ ăn uống vô cùng nghiêm ngặt, kết hợp với lối sống đặc biệt để có thể duy trì sức khỏe một cách tốt nhất. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người bị suy thận hay thắc mắc là họ có nên uống nước yến hoặc ăn yến không? Công dụng của yến đối với người suy thận là gì? Để có thể trả lời câu hỏi trên, hãy cùng Kainest tìm hiểu nhé.

Thành phần dinh dưỡng của yến sào?

Yến sào, hay còn được gọi là tổ yến, là một trong những nguồn thực phẩm dinh dưỡng quý giá được nhiều người lựa chọn để bồi bổ sức khỏe của mình hoặc những người thân trong gia đình. Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, trong yến sào có chứa rất nhiều protein, hơn 13 loại axit amin thiết yếu, cùng với các vitamin, vi chất quan trọng như sắt, đồng, kẽm, canxi, magie,…chưa kể tới một số hợp chất sinh học có vai trò có lợi cho sức khỏe con người như collagen, glycoprotein,…

người suy thận có ăn yến được không
Người suy thận có ăn yến được không? – Ảnh: Internet

Với hàm lượng dinh dưỡng cao là thế, yến sào luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những người cần cải thiện tình trạng sức khỏe, bồi bổ cơ thể, hoặc những người đang mắc bệnh trong người, người già hoặc trẻ em. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh suy thận, vì khả năng loại bỏ chất thải có vấn đề mà họ cần phải lưu ý đến việc bổ sung yến trong khẩu phần ăn hằng ngày. Nguyên do là vì hàm lượng đạm của yến khá cao, cùng với việc đa dạng các vi chất có trong yến mà có thể ảnh hưởng đến các chức năng của thận.

Người suy thận có uống được nước yến không?

Để có thể trả lời được câu hỏi “người suy thận có nên uống nước yến không?”, cần phải phân tích các thành phần có trong yến, và tác động của các thành phần đó tới cơ thể của người bệnh.

Tác động của protein tới người suy thận

Trong yến sào có tới 50% là protein – chất quan trọng giúp con người đáp ứng được nhu cầu năng lượng hằng ngày. Các chuyên gia y tế thường khuyên bệnh nhân mắc chứng suy thận nên hạn chế lượng protein nạp vào cơ thể trong chế độ ăn uống hằng ngày để giảm tải cho thận. Việc ăn nhiều yến sào trong khi mắc bệnh có thể khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn mức bình thường, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người bệnh.

người suy thận có nên ăn yến không
Người suy thận nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi ăn yến – Ảnh: Internet

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh suy thận có thể ăn yến với liều lượng hợp lý và dưới sự giám sát của bác sĩ để cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.

Hàm lượng của kali và phốt-pho trong yến sào

Phốt-pho và kali là hai vi chất được các bác sĩ khuyến cáo phải kiểm soát chặt chẽ trong chế độ ăn uống hằng ngày của bệnh nhân suy thận. Trong yến sào cũng có kali và phốt-pho, tuy nhiên hàm lượng của hai vi chất này không cao (<1%), nhưng nếu ăn quá nhiều yến sào, hai vi chất trên vẫn có thể gây ra vấn đề cho những người mắc chứng bệnh suy thận. Chính vì thế, việc ăn hoặc uống yến sào nên được theo dõi cẩn thận dưới sự quan sát của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.

Người suy thận ăn yến hay uống yến thì tốt hơn?

Với những công dụng tuyệt vời của yến sào, người suy thận hoàn toàn có thể ăn yến với số lượng phù hợp. Theo kiến nghị của các chuyên gia y tế, yến sào có nhiều công dụng với người suy thận, tiêu biểu có thể kể đến như: 

  • Kích thích ăn ngon và ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn
  • Giúp cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể, phục hồi các tế bào thận
  • Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể
  • Góp phần hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận
  • Tăng sức đề kháng
  • Dễ tiêu hóa, hạn chế tình trạng khó tiêu

Hiện nay, trên thị trường yến sào, các loại sản phẩm yến phổ biến nhất là yến hũ chưng sẵn và yến khô (yến nguyên tổ, yến tinh chế, chân yến thô,…) Thông thường, các loại yến chưng sẵn thường chứa hàm lượng yến dao động từ 10 – 30% yến tùy thương hiệu, còn lại là các chất phụ gia như đường, hương liệu, chất bảo quản,…Các chất phụ gia trong yến hũ chưng sẵn có thể tác động xấu tới tình trạng của bệnh nhân suy thận, nên cân nhắc trước khi sử dụng.

bệnh nhân suy thận có nên ăn yến không
Bệnh nhân suy thận nên ăn yến tự chưng sẽ tốt hơn – Ảnh: Internet

Trong khi đó, yến sào nguyên tổ, yến tinh chế,…và các loại yến chưa qua chế biến sẽ phù hợp với bệnh nhân hơn. Mặc dù sẽ tốn thời gian chế biến hơn nhưng lại tốt hơn cho người bệnh, vậy nên sử dụng yến khô để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.

Người suy thận nên ăn bao nhiêu yến là phù hợp?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo các bệnh nhân suy thận nếu muốn bổ sung yến sào vào chế độ ăn, không nên vượt quá 5 gram yến mỗi lần ăn, và không ăn quá 3 lần/tuần (tương đương nên sử dụng yến ít hơn 50 gram/tháng).

Một vài lưu ý khác bệnh nhân suy thận cần lưu ý:

  • Nên ăn yến chưng vào buổi sáng sớm khi mới thức dậy. Nên ăn yến khi còn nóng để tránh vị tanh và đảm bảo hàm lượng dưỡng chất có trong yến.
  • Nên chọn mua yến ở những cơ sở uy tín, đầy đủ giấy tờ kiểm định.
  • Nên bắt đầu ăn từ ít tới nhiều. Theo dõi tình trạng của cơ thể sau khi ăn yến hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
  • Không nên chưng yến vượt quá nửa tiếng, nếu không các chất dinh dưỡng có trong yến sẽ bị hao hụt.

Qua bài viết này, Kainest hy vọng bạn trả lời được câu hỏi “người suy thận có uống được nước yến không?” cũng như biết cách bổ sung yến cho bệnh nhân suy thận một cách phù hợp nhất. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *