Yến sào luôn là một trong những thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người lựa chọn và yêu thích nhờ những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống nước yến. Trong một số trường hợp, việc uống nước yến không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng đến chính bản thân.
Vậy, ai là những người không nên uống nước yến? Hãy cùng Kainest tìm hiểu nhé.
Trong Đông y, yến sào được đánh giá là vị thuốc có tính hàn, nhiều chất bổ. Vì vậy yến sào phù hợp với những người gầy yếu, thường xuyên có tình trạng biếng ăn. Tuy nhiên, với những người có thể trạng đặc biệt kém, tỳ vị không tốt, thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, việc bổ sung yến sào vào khẩu phần ăn thường ngày chưa chắc đã mang lại hiệu quả tốt. Nguyên do là vì cơ thể quá kém, không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong yến sào.
Để có thể ăn yến sào, trước tiên phải chữa trị dứt điểm những vấn đề về đường tiêu hóa, sau đó mới có thể bổ sung yến vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Một trong những người không nên uống nước yến bạn không thể không biết chính là trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa hoàn thiện, phát triển đầy đủ các chức năng, vì vậy không thể hấp thu được những dưỡng chất bổ dưỡng có trong yến sào.
Việc cho trẻ dưới 1 tuổi ăn yến sào không chỉ không có tác dụng bồi bổ, mà còn khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ phải làm việc nhiều hơn để đào thải chất ra ngoài, có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, thậm chí còn có thể gây ra chứng chán ăn ở trẻ.
Xem thêm: Công dụng của yến sào đối với trẻ em và những điều bạn chưa biết?
Với quan niệm yến sào là một loại thực phẩm bổ dưỡng, rất nhiều người đầu tư yến sào cho bà bầu với suy nghĩ “ăn một được hai”. Mặc dù yến sào là tốt, nhưng không phải lúc nào cũng có thể ăn được.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, những người phụ nữ mang thai bổ sung yến sào trong thai kỳ có thể giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng cho cả hai mẹ con. Tuy nhiên, trong thời gian 3 tháng đầu tiên khi mang thai, lượng yến bà bầu dung nạp vào người không nên vượt quá 3gr mỗi lần ăn, và một tuần chỉ nên ăn tối đa một lần. Nguyên do là vì 3 tháng đầu thai kỳ em bé còn chưa ổn định, việc ăn yến sào quá nhiều có thể khiến cho cơ thể không hấp thụ được, thậm chí có thể dẫn đến những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thai phụ xảy ra tình trạng ốm nghén nghiêm trọng, lượng thức ăn nạp vào cơ thể không đủ để cung cấp năng lượng, vẫn có thể bổ sung yến trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, việc này nên được thực hiện dưới lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo.
Xem thêm: Cách ăn yến dành cho bà bầu dưới 3 tháng đầu
Nhiều người cho rằng phụ nữ mới sinh xong nên ăn yến để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, khi vừa mới trải qua kỳ sinh nở, cơ thể người phụ nữ còn rất yếu, giống như vừa dạo một vòng “quỷ môn quan” vậy. Trong khi đó, yến lại là thực phẩm bổ dưỡng, hàm lượng protein, axit amin và các khoáng chất trong yến lại có rất nhiều. Việc này khiến cho cơ thể người phụ nữ không thể hấp thu được các dưỡng chất có sẵn trong yến, thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng lạnh bụng, đau bụng, đi ngoài.
Thời điểm phụ nữ mới sinh xong có thể bổ sung yến trong khẩu phần ăn hằng ngày nên rơi vào khoảng 7 ngày sau khi sinh. Lúc này, cơ thể người phụ nữ đã dần ổn định hơn, hoàn toàn có thể ăn yến để bổ sung dưỡng chất cho mẹ, từ đó cũng tăng chất lượng sữa mẹ lên tốt hơn.
Thông thường, mọi người đều cho rằng việc bổ sung yến vào khẩu phần ăn hàng ngày là việc vô cùng tốt, vừa nhiều chất bổ, lại thơm ngon, dễ ăn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, một số hợp chất có trong yến sào có thể tương tác với thuốc điều trị, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, người sử dụng yến nên thảo luận trước với bác sỹ điều trị trong trường hợp đang sử dụng thuốc để đảm bảo hiệu quả một cách tốt nhất.
Xét về mặt y học, “tỳ” có nghĩa là lá lách, còn “vị” có nghĩa là dạ dày. Trong Đông y, “tỳ vị” là cụm từ chỉ cơ quan trong cơ thể có vai trò vận chuyển, tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của con người.
Một số biểu hiện của tình trạng tỳ vị có vấn đề dễ thấy như: thường xuyên cảm thấy bụng khó chịu, ăn uống khó tiêu, dễ bị đi ngoài, cơ thể xanh xao, gầy yếu,….Việc sử dụng yến trong khoảng thời gian tỳ vị có vấn đề không chỉ khiến người ăn yến không dung nạp được chất dinh dưỡng, mà còn khiến cho cơ thể nặng nề hơn, các cơ quan (đặc biệt là tỳ vị) phải hoạt động nhiều hơn để đào thải các dưỡng chất có trong yến ra ngoài.
Không hẳn bệnh mãn tính nào cũng không nên uống yến, mà đối với những người “bệnh tật quấn thân”, đặc biệt là những căn bệnh mãn tính thường gặp như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,…việc bổ sung thêm yến vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày cần phải được sự chấp thuận của bác sĩ. Bởi vì một số thành phần có trong yến có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bệnh nhân, hoặc tương tác với thuốc điều trị, từ đó có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Mặc dù không thể phủ nhận lợi ích của nước yến, nhưng rõ ràng không phải ai uống yến cũng phù hợp. Đối với một số trường hợp cá biệt, nước yến có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người uống. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng thực phẩm này.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.
Suy thận là căn bệnh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của…
Yến sào luôn là một trong những nguồn dinh dưỡng quý giá được nhiều người…
Khi bước vào tuổi xế chiều, nhiều người lớn tuổi cần phải bổ sung chế…
Làm phụ huynh, ai cũng muốn đem lại cho con mình những điều tốt nhất.…
Trong khoảng thời gian mang thai, việc bổ sung các chất dinh dưỡng là vô…
Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhiều vitamin cần thiết, yến sào luôn là…